Nhiều chung cư Hà Nội bị “ngập” trong biển nước

Tình trạng ngập úng còn xảy ra tại nhiều khu độ thị cao cấp trên địa bàn Hà Nội. Ngày 13/07/2017, một cơn mưa lớn vào buổi sáng làm cho

Đường chưa hết tắc đã bị nước cô lập

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, sáng 17/07, hàng chục nghìn người không thể di chuyển qua đường Vũ Trọng Phụng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bởi nước ngập lênh láng sau trận mưa lớn. Ông Nguyễn Trọng Đức (52 tuổi) cho biết: “Chỉ cần mưa lớn khoảng 40 phút là đoạn đường xuất hiện ngập úng. Hầu như năm nào cũng có ít nhất một vài lần tuyến đường này chìm trong biển nước. Tình trạng này càng tồi tệ hơn khi có nhiều khu chung cư được xây dựng quanh khu vực”.

Chị Phạm Thị Hoa (45 tuổi) đang sống tại chung cư Aqua Spring – 282 Nguyễn Huy Tưởng kể, vì đường Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Tuân, Nguyễn Trai ngập lụt nên để đến được công ty tại khu vực Hoàn Kiếm chị phải di chuyển sang tuyến đường khác xa hơn rất nhiều. “Nhà tôi cách chỗ làm khoảng 7km nhưng hôm nay vì đường ngập nên tôi di chuyển qua khu vực Lê Văn Lương, đường tắc nên chậm giờ làm hơn 1 tiếng đồng hồ. Bình thường, tôi chỉ mất khoảng 30-40 phút để tới cơ quan”, chị Hoa cho biết.

Ngập lụt kéo dài từ Vũ Trọng Phụng ra đường Nguyễn Trãi – khu vực trước cổng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội rồi vòng về đường Nguyễn Tuân. Cả khu vực này nước dâng cao, ngập cả vào nhà dân hai bên đường. Không những thế, do nước không thoát được nên xảy ra hiện tượng “trào ngược”. Nước thải dưới cống đẩy lên khiến cả khu đường Vũ Trọng Phụng có nước đen kịt, bốc mùi hôi thối.

Đây đều là tuyến đường huyết mạch dẫn vào nhiều khu chung cư cao cấp đã và đang xây dựng nằm trên đường Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Lê Văn Thiêm… Khu vực này trước đó đã có nhiều phản ánh về việc tắc đường cục bộ vào giờ cao điểm bởi mật độ dự án chung cư dày đặc. Nay tình cảnh “cứ mưa là ngập” trên khu vực này cũng khiến cho nhiều người cảm thấy e ngại khi mua nhà tại đây.

Nhiều chuyên gia cho biết, tình trạng ngập lụt xung quanh khu vực này là do mưa lớn trên diện rộng diễn ra trong thời gian dài khiến không thoát nước kịp. Kèm theo đó là nước thải từ các khu chung cư dồn ra khiến nơi đây giống như “lòng hồ” chứa nước.

Hiện tại, mật độ xây dựng quanh khu vực Nguyễn Tuân – Vũ Trọng Phụng đang tăng lên chóng mặt. Riêng đoạn đường Lê Văn Thiêm dài chừng 500m đã có khoảng 5 – 6 dự án chung cư cao cấp đang triển khai như Chung cư Bohemia 25 Nguyễn Huy Tưởng. Quanh đó có thêm các dự án Thanh Xuân Tower, PVV Vinapharm Tower, Stellar Palace… Khu vực đầu đường Nguyễn Tuân giao với đường Nguyễn Trãi, nơi dự án hạng sang GoldSeason 47 Nguyễn Tuân đang xây dựng cũng thường xuyên xảy ra ngập úng.

Hầu hết những dự án này sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng khoảng năm 2018 – 2019, khi đó có thêm hàng chục nghìn cư dân chuyển tới khu vực sinh sống. Nếu hạ tầng không được cải thiện thì chắc chắn tình trạng ngập úng sẽ diễn ra phức tạp hơn.

Cần xem xét trách nhiệm chủ đầu tư

Tình trạng ngập úng còn xảy ra tại nhiều khu độ thị cao cấp trên địa bàn Hà Nội. Ngày 13/07/2017, một cơn mưa lớn vào buổi sáng làm cho khu vực Nam An Khánh – Thiên đường Bảo Sơn ngập cục bộ, nước dâng cao khoảng 50cm. Cả khu chung cư và khu biệt thự trên khu vực đều ngập trong biển nước.

Khu vực đường hầm sang đường ngoài Đại lộ Thăng Long trước khu vực cũng bị ngập úng, xe máy không thể di chuyển. Tình trạng này đã khiến hàng nghìn cư dân sống tại khu đô thị Nam An Khánh bị cô lập, di chuyển khó khăn, nhiều người dân không thể vào trung tâm Hà Nội. Ngoài ra, khu đô thị Resco (Cổ Nhuế), chung cư Keangnam, KĐT Văn Phú – Hà Đông… cũng được coi là điểm đen của Thủ đô vào mùa mưa khi thường xuyên bị ngập lụt chỉ bằng một cơn mưa nhỏ.

Nói về tình trạng ngập lụt thường xuyên xảy ra quanh các khu đô thị, một số chuyên gia cho rằng, để xảy ra tình trạng ngập úng cũng có trách nhiệm của chủ đầu tư bởi nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng thiết kế căn hộ, quảng cáo căn hộ tiện nghi, xây dựng chắc chắn mà quên đi phát triển hạ tầng thoát nước. Có nhiều doanh nghiệp lấp luôn cả kênh mương thoát nước tự nhiên trước kia. Chỉ đến khi cư dân chuyển về ở, mùa mưa đến thì mới lộ ra điểm bất cập.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *