Mua nhà tái định cư vần quan tâm điều gì?

Tôi tìm đến luật sư để tham vấn, họ khuyên phải chấp nhận chịu thiệt bởi hai lẽ, thứ nhất người ta ủy quyền được thì cũng có thể yêu cầu hủy

Mua nhà tái định cư qua Hợp đồng ủy quyền

Theo quy định hiện hành, nhà tái định cư chỉ được cấp cho những trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất nằm trong diện giải phóng mặt bằng và bị giải tỏa. Ngoài ra, Nhà nước cũng ưu tiên những hộ gia đình, cá nhân đó có quyền mua nhà tái định cư với mức giá ưu đãi để ổn định cuộc sống. Song vì nhiều nguyên nhân, nên đa phần các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện ưu tiên trên đã bán lại “suất ưu tiên” này cho người có nhu cầu.

Nhà tái định cư cũng giống như những loại nhà đất khác, khi thực hiện giao dịch mua bán phải có sổ đỏ. Tuy nhiên, thực tế thị trường nhà tái định cư cho thấy, rất nhiều trường hợp được mua đi, bán lại mà chưa được cấp sổ đỏ. Họ thường “lách luật” bằng hình thức sử dụng Hợp đồng ủy quyền trong các giao dịch nhà dạng này.

Nội dung của Hợp đồng ủy quyền luôn ghi rõ: “Bên được ủy quyền (bên mua) nhân danh và thay mặt bên ủy quyền (bên bán) thực hiện các công việc đối với căn nhà tái định cư đó”. Bản chất của việc “ủy quyền” này là bên mua “làm hộ” các công việc liên quan đến căn nhà cho bên bán, trong khi căn nhà đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán.

Nhiều rủi ro rình rập người mua nhà

“Nhà tái định cư không thuộc trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, vì không có hợp đồng giữa người mua với chủ đầu tư. Các bên liên quan đã “lách luật” bằng hình thức ủy quyền quản lý nhà, thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến nộp tiền, nhận bàn giao nhà, nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, nhận giấy chứng nhận cho chủ cũ, sau đó mới ký hợp đồng mua bán.

Điều này dẫn đến rủi ro là bên bán có thể “lật kèo” đối với bên mua bất cứ lúc nào để đòi lại nhà. Lúc đó, bên mua là bên thiệt thòi nhất, bởi thực tế, căn nhà đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán”, một chuyên gia bất động sản phân tích.

Anh Nguyễn Mai, hiện ở thuê tại phường Tân Phong, quận 7 là một trong nhiều khổ chủ của việc mua nhà tái định cư theo Hợp đồng ủy quyền. “Cách đây 2 năm, tôi mua một căn hộ tái định cư giá 450 triệu đồng với tiền chênh lệch phải trả cho chủ căn hộ là 290 triệu đồng, phần còn lại thì tôi thay họ trả cho chủ đầu tư. Khi ra phòng công chứng làm thủ tục ủy quyền, do giá sang nhượng căn hộ tăng mỗi căn cả trăm triệu đồng nên chủ căn hộ trở mặt, bảo tôi phải đưa thêm 50 triệu đồng nếu không họ sẽ “lật kèo”.

Tôi tìm đến luật sư để tham vấn, họ khuyên phải chấp nhận chịu thiệt bởi hai lẽ, thứ nhất người ta ủy quyền được thì cũng có thể yêu cầu hủy việc ủy quyền. Thứ 2, việc mua bán núp bóng dưới hình thức ủy quyền ấy pháp luật không công nhận. Nếu xảy ra tranh chấp, tòa thường giải quyết theo kiểu hủy giao dịch, hoàn trả vụ việc trở lại kiểu ban đầu, nghĩa là bên bán sẽ trả lại tiền cho bên mua. Nhưng khi ấy khó có thể lấy đủ tiền bởi người bán có thể đã tiêu hết hoặc họ cố tình kỳ kèo, kéo dài không chịu thi hành án”.

“Thường khi mua bán suất tái định cư, bên bán thường để bên mua giữ lại từ 10 đến vài chục triệu đồng (tùy thỏa thuận) để khi chủ đầu tư ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người bán sẽ ký thủ tục sang tên cho người mua đặng nhận số tiền còn lại. Vấn đề ở chỗ từng xảy ra nhiều trường hợp người mua đứt liên lạc với người bán do họ chuyển cư đi nơi khác nên không thể làm thủ tục sang tên. Có trường hợp bị người đứng tên căn hộ làm khó, đòi phải bồi dưỡng hàng chục triệu đồng, có khi cả trăm triệu mới chịu sang tên”, chị Huỳnh Kiều, Công ty Luật hợp doanh Ecolow cảnh báo.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *