Những khó khăn trong quản lý chung cư khi xảy ra tranh chấp

Ngoài ra, việc người mua nhà chung cư chủ quan không xem xét kỹ các điều khoản sở hữu trong hợp đồng về các loại dịch vụ, hay diện tích sử dụng

Nhà chung cư là mô hình nhà ở mới du nhập vào Việt Nam gần đây. Cùng với những tiện ích hiện đại, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng thì mô hình này vẫn tồn tại nhiều điểm cần cải thiện. Đặc biệt trong số đó là những bất cập trong quản lý nhà chung cư khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn.

Công tác quản lý nhà chung cư không được làm tốt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Sau đây là những bất cập trong quản lý nhà chung cư khi xảy ra tranh chấp, nguyên nhân và giải pháp thực hiện.

Những tranh chấp ở các khu chung cư

Khi mua nhà chung cư người mua cần đối diện với nhiều tranh chấp phát sinh. Ngoài tranh chấp về quyền sở hữu nhà thì các tranh chấp khác liên quan đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân thường xuyên diễn ra.

Tranh chấp về diện tích sử dụng chung

Nhiều trường hợp tranh chấp giữa người dân và Ban quản lý nhà chung cư diễn ra vì diện tích sử dụng chung. Thường thì những điều này ít hoặc không được nêu trong hợp đồng mua căn hộ chung cư. Lợi dụng điều đó các nhà thầu chính bắt người dân phải chịu các loại phí phát sinh khác hoặc không được sử dụng diện tích chung.

Cụ thể, một số nhà chung cư hiện nay không cho người dân để xe ở tầng hầm vì họ cho rằng đây là diện tích riêng của nhà thầu. Trong luật nhà ở vấn đề diện tích chung chỉ được nêu một cách chung chung không rõ ràng dẫn đến những bất cập trong tranh chấp nhà chung cư.

Tranh chấp về diện tích sử dụng chung ở nhà chung cư
Tranh chấp về các loại chi phí

Khi các bạn mua nhà chung cư thì mỗi năm bạn phải đóng các loại phí tiện ích như: trang thiết bị, nhân công phục vụ, chi phí sử dụng năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chi phí bảo dưỡng thường xuyên. Ngoài ra, còn có các chi phí khác để đảm bảo hoạt động của máy móc, thiết bị thuộc phần sở hữu chung, chi phí phụ cấp trách nhiệm cho ban quản trị tòa nhà và các phụ phí phục vụ cho hoạt động của ban quản trị.

Mặc dù, đã đóng rất nhiều loại phí nhưng mỗi khi hệ thống gặp vấn đề thì Ban quản lý lại đi thu tiền của người dân để bảo trì hay sửa chữa. Điều này khiến cho các khoản chi phí đội lên cao dẫn tới tranh chấp.

Mặt khác, nhiều khảo sát về Ban quản lý nhà chung cư từ người dân cho thấy thái độ không hài lòng. Họ cho rằng việc tắc trách và chậm trễ của Ban quản lý trong các việc xử lý các sự việc của nhà chung cư gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ gia đình.

Tranh chấp về các khoản đóng phí nhà chung cư
Đi tìm nguyên nhân của những tranh chấp nhà chung cư

Hiện nay, tình hình tranh chấp ở các khu nhà chung cư diễn ra ngày càng phức tạp. Theo khảo sát, ở Thành phố Hà Nội có khoảng trên 30% khu nhà chung cư có tranh chấp về diện tích sử dụng chung cũng như các loại phí dịch vụ chung cư. Nguyên nhân của những tranh chấp này theo ghi nhận của chúng tôi bao gồm các yếu tố sau:

Luật nhà ở thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo về chế tài khiến cho Ban quản lý chung cư từ đó lợi dụng những kẽ hở của pháp luật chèn ép người dân. Cụ thể, việc Luật nhà ở không nêu rõ về diện tích sử dụng chung cũng như giá các loại thuế phí khiến xảy ra tranh chấp.

Luật pháp lỏng lẻo dẫn tới tranh chấp nhà chung cư
Ban quản lý nhà chung cư ngoài việc thiếu kỹ năng quản lý, chậm trễ, tắc trách trong công việc lại còn lợi dụng thu các loại phí dịch vụ thu lợi cho bản thân.

Ngoài ra, việc người mua nhà chung cư chủ quan không xem xét kỹ các điều khoản sở hữu trong hợp đồng về các loại dịch vụ, hay diện tích sử dụng chung gây bất lợi cho chính mình.

Giải pháp giải quyết tranh chấp nhà chung cư

Để đảm bảo cuộc sống cho người dân trong các khu nhà chung cư, các cấp, các ban ngành và đặc biệt là Ban quản lý nhà chung cư cần có những giải pháp để giải quyết và giảm thiểu những tranh chấp trong quản lý nhà chung cư hiện nay.

Đầu tiên, các nhà đầu tư và người mua nhà chung cư cần sát sao hơn về các chế tài cũng như đưa các yếu tố pháp luật vào hợp đồng mua bán căn hộ chung cư. Việc đưa những qui định về quyền sở hữu cũng như các loại phí dịch vụ vào trong hợp đồng sẽ phần nào giảm thiểu đi những tranh chấp không đáng có.

Thắt chặt chế tài giảm thiểu tranh chấp quản lý nhà chung cư
Thứ hai, về Ban quản lý khu nhà chung cư cần được lựa chọn một cách kỹ càng. Người quản lý phải là người gương mẫu, có đầu óc, biết giải quyết vấn đề… Có như vậy, công tác quản lý nhà chung cư mới tốt, cuộc sống người dân mới được cải thiện và nâng cao.

Mặc dù tình hình tranh chấp trong quản lý nhà chung cư hiện nay ở nước ta đã và đang gặp phải nhiều vấn đề bất cập. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và hoàn thiện hơn nữa về Luật Nhà ở cũng như thay đổi cơ cấu Ban quản lý nhà chung cư mong rằng những bất cập này sẽ được giải quyết sớm trong tương lai.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *