Bẫy hợp đồng mua bán bất động sản hiện nay

Tự động đẩy giá dự án lên cao ngất ngưởng, thu phí môi giới, quảng cáo sai sự thật về dự án, trực tiếp thu tiền mua nhà là những thủ đoạn mà

Bẫy hợp đồng mua bán bất động sản không còn lá khái niệm mới nhưng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, nó vẫn thừa sức đánh lừa khách hàng.

Bất động sản từ trước đến nay luôn là miếng bánh ngon được vô vàn nhà đầu tư nhắm đến. Chưa dừng lại ở đó, thị trường này còn là nơi hoành hành của những thủ đoạn, mánh khóe khi mà người ta ra sức lừa lọc nhau bằng những cái bẫy hợp đồng mua bán hết sức tinh vi. Nếu không đủ tỉnh táo đề nhìn nhận vấn đề, khách hàng rất dễ sập bẫy và đương nhiên, một khoản tiền lớn sẽ không cánh mà bay.

Những cái bẫy mua bán với thủ đoạn hết sức tinh vi

Hiện nay, có 3 loại bẫy đang được nhắc đến nhiều nhất là bẫy mua nhà giá rẻ, bẫy từ các điều khoản hợp đồng của chủ đầu tư và bẫy từ môi giới bất động sản. Tất cả đều vì mục đích chung là kiếm lời dựa trên sự thiếu hiểu biết và lòng tin của người khác.

Bẫy hợp đồng mua nhà giá rẻ

Chiêu thức chủ yếu được dùng trong trường hợp này là những lời quảng cáo hết sức mỹ miều, đánh thẳng vào tâm lý chung của khách hàng như “giá rẻ nhất thị trường”, “tiết kiệm từ 5 đến 7 triệu đồng so với các dự án liền kề”, “giá cả cạnh tranh” rồi hàng loạt các cam kết mang lợi nhuận cao nhất đến tay khách hàng. Không phải tất cả các dự án này đều là ảo, nhưng chúng ta đang nói về phần lớn, về số đông.

Đánh vào giá cả là chiêu thức phổ biến trong bẫy hợp đồng
Trên thực tế, mức giá được đưa ra ở trên chưa bao gồm thuế GTGT 10%, phí bảo trì 2% mà đây là những khoản bắt buộc phải nộp. Do đó khi tính các khoản này vào, giá mua nhà có thể đội thêm cả vài triệu đồng.

Một số chủ đầu tư lại lấy mức giá của những vị trí xấu nhất, rẻ nhất để quảng bá và dụ khách hàng. Hoặc nếu không, họ rao bán căn hộ xây thô, nhưng lại “thô quá mức quy định”, nhà không có cửa, nếu có cửa thì lại không có khóa, nhà vệ sinh không có thiết bị, trần không sơn không trát…

Thử hỏi nếu ký vào một cái bẫy hợp đồng bất động sản như thế thì chi phí sửa sang, đầu tư thêm mà khách hàng phải bỏ ra là bao nhiêu? Liệu có còn rẻ hơn các dự án liền kề như chủ đầu tư quảng cáo được hay không?

Bẫy từ các điều khoản hợp đồng của chủ đầu tư

Chủ đầu tư là những người am hiểu về luật pháp và các mánh khóe để kiếm lời, vì thế họ không ngại cài vào hợp đồng bất động sản những điều khoản bất thường để đẩy hết rủi ro và trách nhiệm về phía khách hàng.

– Điều khoản bảo mật hợp đồng: Khách hàng không được tự động để lộ hợp đồng mua bán với một bên thứ 3, nếu bị chủ đầu tư phát hiện, hợp đồng sẽ bị vô hiệu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc nếu chẳng may sơ ý để lộ hợp đồng, khách hàng sẽ trắng tay.

– Điều khoản chuyển nhượng: Một số bẫy hợp đồng khác lại có điều khoản khách hàng không được tự ý chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, mua bán nếu không thông báo cho chủ đầu tư và không được chủ đầu tư đồng ý.

Đến những điều khoản hết sức vô lý
– Điều khoản về bàn giao dự án và thanh toán: Nếu chủ đầu tư bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng chậm 60 ngày thì chỉ phải đền bù theo mức lãi suất ngân hàng. Còn nếu khách hàng thanh toán chậm 15 ngày lại phải chịu mức phạt lên tới 0,1%/ngày (hoặc cao hơn) tính trên số tiền chưa thanh toán hết.

– Điều khoản giá bán tạm tính: Tức là trong hợp đồng, chủ đầu tư chỉ ghi giá bán tạm tính do chưa nộp tiền sử dụng đất cho dự án nên chưa định được giá bán. Vậy khi họ nộp xong rồi, giá bán sẽ tăng giảm như thế nào không ai biết rõ.

Bẫy từ hợp đồng của môi giới bất động sản

Môi giới bất động sản được xem là cầu nối giữa khách hàng và chủ đầu tư, giúp cho chủ đầu tư bán được dự án, đồng thời cung cấp những thông tin có lợi nhất đến tay khách hàng muốn mua nhà. Đương nhiên môi giới cũng phải được hưởng lợi từ các giao dịch này, nhưng có vẻ họ vẫn chưa hài lòng với mức lợi nhuận đó.

Tự động đẩy giá dự án lên cao ngất ngưởng, thu phí môi giới, quảng cáo sai sự thật về dự án, trực tiếp thu tiền mua nhà là những thủ đoạn mà các đối tượng môi giới áp dụng để đánh lừa người mua. Trong khi theo đúng luật thì môi giới chỉ có nhiệm vụ tìm khách hàng, tư vấn cho khách và thu phí môi giới theo quy định mà không được phép ký kết hợp đồng mua bán, thu tiền cọc hay bất cứ khoản phí nào khác.

Nếu khách hàng phát hiện ra chiêu thức lừa đảo trong hợp đồng sau khi đã ký kết thì muốn hủy giao dịch cũng không được vì chủ đầu tư không cho phép.

Đứng trước nguy cơ này, người mua nên liên hệ với Sở Xây dựng để nhận được những thông tin chính xác nhất về dự án cũng như thẩm định các thủ tục pháp lý của chủ đầu tư đúng luật hay không. Bên cạnh đó, cũng nên trang bị cho mình những kiến thức nhất định về luật bất động sản để không bị rơi vào những cái bẫy mua bán nhà đất ngày càng phổ biến.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *